Tem nhãn sản phẩm là không thể làm một cách tuỳ tiện. Pháp luật nhà nước Việt Nam đã có văn bản quy định chính thức cho việc ghi tem nhãn sản phẩm. Nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các nhà cung cấp, doanh nghiệp. Để tránh trường hợp in tem nhãn bị sai quy định, Minh Mẫn thông tin tới bạn các nghị định của chính phủ về tem,nhãn trong bài viết dưới đây

nghị định của chính phủ về tem nhãn
nghị định của chính phủ về tem nhãn

1. Nghị định của chính phủ về tem nhãn

Ngày 14/04/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về tem nhãn. Quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa.

Trừ một số hàng hóa như: Bất động sản, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển. Hàng hóa là thực phẩm tươi sống, chế biến không có bao bì và bán trực tiếp. Hàng hóa đã qua sử dụng. Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa, hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu…

Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm:

  • Tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
  • Xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Cụ thể, với nhóm hàng hóa là lương thực, nhãn hàng hóa bắt buộc phải có định lượng, ngày sản xuất. Với rượu, phải có định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Đối với thuốc lá, thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng và mã số, mã vạch…

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Đối tượng áp dụng nghị định chính phủ về tem nhãn:

nghị định của chính phủ về tem nhãn
nghị định của chính phủ về tem nhãn

Nghị định chính phủ về tem nhãn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam. Hay tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân có liên quan. Nghị định của chính phủ về tem nhãn

3. Giải thích từ ngữ:

Trong Nghị định chính phủ về tem nhãn, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Về nhãn hàng hoá:

  • Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh. Được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa
  • Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm.
  • Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu

b) Về hạn sử dụng:

  • “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa. Hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được các đặc tính chất lượng vốn có.
  • Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.

c) Về thông tin: Nghị định của chính phủ về tem nhãn

  • Thông tin cảnh báo là những thông tin lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tài sản và môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng.
  • Thông số kỹ thuật gồm các chỉ tiêu kỹ thuật quyết định giá trị sử dụng. Hoặc có ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe người sử dụng, môi trường, quá trình được quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa đó.

4. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá:

a) Đối với cá nhân, tổ chức:

  • Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác. Phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

b) Đối với hàng hoá: Nghị định của chính phủ về tem nhãn

  • Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
  • Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại. Đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này. Thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
nghị định của chính phủ về tem nhãn
nghị định của chính phủ về tem nhãn

Minh Mẫn chuyên cung cấp các giải pháp in và sản xuất những nhãn mác cho máy móc thiết bị công nghiệp và nay là in ấn phụ trợ Việt Nam.

Đáp ứng mọi yêu cầu ngày càng cao của thị trường với giá cả và chất lượng tốt nhất.

Đảm bảo hàng hóa, sản phẩm của bạn luôn an toàn trong quá trình bảo quản và vận chuyển .

Giải pháp bao bì của Minh Mẫn sẽ đảm bảo cho : Nghị định của chính phủ về tem nhãn

Xem thêm tại: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TEM, NHÃN HÀNG HOÁ

CÔNG TY TNHH SXTM IN MINH MẪN

???? ĐỊA CHỈ: 14/5 Bàu Bàng, phường 13, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
☎ Điện thoại: (028) 38101024
???? Hotline: 0915 907 272
???? Email: info@mmlabel.com.vn
???? Website: http://www.mmlabel.com.vn

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *